Thái Lan không chỉ biết tới những cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, “thánh địa” của những ngôi chùa phật vàng, những bãi biển trong mơ, những hòn đảo thiên đường, mà đây còn là nơi khai sinh ra vô vàn lễ hội náo nhiệt và độc đáo, nhất là khi mùa hè đến, khi cả gia đình, bạn bè mong chờ những chuyến đi xa đầy thú vị.
1. Songkran Festival
Được tổ chức vào giữa tháng 4 hàng năm với ý nghĩa chúc mừng năm mới, có thể nói tại Thái Lan, năm mới chỉ bắt đầu từ sau lễ hội náo nhiệt Songkran, nó còn được biết đến với cái tên “lễ té nước”, đây là một trong những kỳ nghỉ náo nhiệt bậc nhất trên đất Thái. Tuy ban đầu chỉ là những nghi lễ hất nước cầu may nhưng khi du lịch Thái Lan phát triển, dân cư trở nên đa dạng và phong phú hơn thì Songkran cũng theo đó mà càng đông vui và náo nhiệt hơn rất nhiều. Mang nhiều tính cộng đồng với các phong tục, nghi lễ theo tập quán từng vùng, song Songkran vẫn là những trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ cùng với câu chúc “Sawasdee Pee Mai!” sẽ là lời chúc của toàn thể dân Thái cho một năm mới nhiều điều tốt lành và may mắn.
2. Royal Ploughing Ceremony
Có nhiều nghi ngại rằng nghi lễ này bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng hiện nay nó được biết đến nhiều hơn trên đất Thái, đặc biệt là ở khu vực Bangkok vào khoảng tháng 5 âm lịch. Với nghi lễ này, thường do người của hoàng gia Thái chủ trì, họ sẽ mặc các trang phục dành riêng cho nghi thức dẫn bò xuống đồng ruộng rồi cho ăn lúa, gạo, ngô và rượu Whisky. Sau đó, tùy thuộc vào thức ăn bò chọn mà các nhà chiêm tinh sẽ dự đoán vụ mùa của năm tới. Tuy không phải là nghi lễ chính thức và không cố định ngày tổ chức lễ hội, nhưng đây vẫn được xem là một trong nhưng phong tục chào đón năm mới của hoàng gia, trở thành một tập quán hiếm có mà chỉ tồn tại trên mảnh đất phật giáo này.
3. Chiang Mai City Pillar Inthakin Festival
Tiếp tục trong tháng 5 phải kể tới lễ Pillar Inthakin trên thành phố Chiang – một nghi thức mang đầy màu sắc tôn giáo và tín ngưỡng. Theo như truyền thuyết, Chiang trước đây bị quỷ ám, chịu nhiều mất mát và đau thương cho đến tận khi một người đạo sỹ cầu xin thần Indra giúp đỡ. Vị thần này đã ban cho thành phố một cái trụ để che chở và bảo vệ cho dân làng. Tuy nhiên, không lâu sau đó thì người ta bỏ quên chiếc trụ này và để cả thành phố hoang tàn trong đống đổ nát. Chỉ tới những năm 1296 khi vua Mengrai tìm thấy trụ cột cũ trong số tàn tích và cho xây dựng lại, thành phố mới được phục hồi nguyễn vẹn và thịnh vượng hơn. Có lẽ đây cũng chính là một trong những lý do khiến người dân ở vùng Chiang đặc biệt coi trọng nghi lễ Inthakin này khi tổ chức vô cùng trọng đại cùng với các hội chợ, sân khấu và các màn trình diễn ca múa nhạc. Một vài vở kịch miêu tả lại huyền thoại hay những quầy hàng ăn uống chắc chắn sẽ mang lại những kỷ niệm không thể nào quên cho những du khách thập phương trong mùa lễ hội này.
4. Asahna Bucha Day
Cũng theo dòng tín ngưỡng và tôn giáo cho đến khoảng thời gian trăng tròn của tháng 7 dương lịch, người dân Thái tiếp tục với lễ hội Asahna Bucha đánh dấu cho ngày Đức Phật thuyết pháp giáo lý lần đầu tiên tại Benares ở Ấn Độ cách đây hơn 2.500 năm. Giống như nhiều lễ hội và ngày lễ Phật giáo khác, Asahna Bucha (còn được viết là Asalha Puja) sẽ đưa các phật tử đến các ngôi đền địa phương dâng lên Asahna Bucha những ngọn nến – một trong những vật phẩm bắt buộc của nghi thức. Ngoài ra, vào buổi tối, họ thường tổ chức một buổi lễ gọi là ‘wian tian’, nơi họ đi theo chiều kim đồng hồ quanh ngôi đền chính của ngôi chùa mang theo cây nến, cây hương và hoa sen.để bày tỏ sự tôn nghiêm và lòng thành kính.
Thật vậy, nếu là người yêu thích khám phá thì tới Thái Lan trong dịp hè và may mắn được tham dự một trong những lễ hội đặc sắc nơi đây quả thật rất thú vị.